Côn trùng là gì? Các nhóm côn trùng phổ biến và đặc điểm cấu tạo của từng loại? Để giải đáp cho vấn đề này cũng như có thêm nhiều kiến thức bổ ích, hãy cùng Diệt Mối Tâm Phát đến với bài viết sau đây.
Có lịch sử phát triển lâu đời, ngày nay các giống côn trùng có mặt trên trái đất là vô cùng đa dạng và đầy đủ chủng loại khác nhau. Ngoài ra, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, việc bắt gặp các loại côn trùng cũng trở nên phổ biến. Vậy đã có bao giờ bạn thắc mắc, côn trùng là gì? Những đặc điểm cấu tạo riêng biệt của côn trùng? Để biết thêm chi tiết, hãy cùng đến với nội dung sau đây.
Côn trùng là gì?
Côn trùng, tên tiếng anh gọi là Insecta, đây là loài động vật thuộc nhóm thân mềm của ngành không xương sống. Các loại côn trùng có chung cấu trúc gồm bộ xương ngoài làm từ lớp kitin và mang kích thước vừa và nhỏ.
Côn trùng sinh sống và có tập tính khá phức tạp, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và trên nhiều địa hình, những nơi chúng ta có thể bắt gặp côn trùng chẳng hạn như sa mạc, đồng cỏ, rừng rậm, ao hồ hay thậm chí trong chính ngôi nhà đang ở,...
Hầu hết các loại côn trùng đều có thiên hướng sở hữu giác quan cực kỳ nhạy bén, chúng có thể cảm nhận được nguy hiểm và lẩn trốn được kẻ thù một cách nhanh chóng. Ngoài ra, khả năng sinh sản của côn trùng có tần suất cực kỳ cao, với mỗi lần sinh sản, côn trùng có thể đẻ từ vài chục đến hàng trăm trứng ấu trùng, cũng vì thế mà côn trùng có thể dễ dàng duy trì nòi giống của mình qua hàng chục triệu năm của trái đất.
Đối với lợi ích, các loại côn trùng ngày nay đều có hại nhiều hơn là mang lại lợi ích, chúng có thể ký sinh, sinh sản và gây phiền phức thậm chí lây lan mầm bệnh cho con người và động vật.
Đặc trưng cơ bản về cấu tạo của côn trùng
Kích thước đặc trưng cơ bản của côn trùng thường trong khoảng từ 1mm đến 180mm tùy vào từng loại. Về cơ thể, côn trùng có cấu trúc gồm 3 phần chính đó là đầu, ngực và bụng.
Trong đó, phần đầu là bộ phận nằm phía trước của cơ thể, trên đầu còn có thể kể đến một số bộ phận như sau:
- Râu: Phần râu của côn trùng được chia thành nhiều loại, râu có công dụng chính là giúp côn trùng xác định được vị trí âm thanh, các tần số rung động và các ảnh hưởng khác từ môi trường xung quanh.
- Miệng: Hình dạng của miệng sẽ khác nhau dựa vào hình thức và chế độ ăn của từng loại côn trùng;
- Mắt kép: Mắt kép có cấu tạo tương đương với hằng triệu thấu kính nhỏ khác nhau tạo thành, mang khả năng nhìn thấu được 360 độ;
- Mắt đơn: Có công dụng hỗ trợ côn trùng phân biệt được ánh sáng sáng và tối.
Đối với ngực:
Đây là bộ phần nằm giữa cơ thể của côn trùng, trên phần ngực sẽ có tất cả 3 đến 4 cặp chân và có từ 2 đến 4 cánh cùng với cơ quan điều khiển hoạt động của côn trùng khác.
-
Về phần chân, thông thường chân côn trùng chia thành 5 phần, dựa vào cách thức sinh sống chân sẽ có những đặc điểm cấu tạo khác nhau.
-
Còn đối với cánh côn trùng, ngoài chức năng cơ bản là dùng để bay hoặc di chuyển thì bộ phần này còn có vai trò như bộ áo giáp giúp côn trùng có thể lẩn tránh được những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh. Và với mỗi loại côn trùng sẽ có những bộ cánh đặc trưng khác nhau.
Bộ phần cuối cùng là bụng. Đây là phần có chức năng chứa đựng cơ quan nội tạng của công trình, bên cạnh đó, về phần tiêu hóa thì các loại côn trùng ngày nay có đặc điểm cấu tạo tương đối hoàn chỉnh.
Các loại côn trùng được phân theo hình thức phát triển
Tùy vào đặc điểm của từng loại côn trùng sẽ có nhiều hình thức sinh trưởng khác nhau. Với hầu hết các loài côn trùng trên trái đất, chúng đều có đặc điểm được sinh ra từ trứng và sau đó tiến hóa dần dần và trở nên cứng cáp để thích nghi với môi trường. Với chức năng sinh sản, phần việc này chỉ được thực hiện sau khi côn trùng đã hoàn toàn trưởng thành.
Ngoài ra, các hình thức phát triển cũng sẽ được quyết định dựa vào đặc điểm của mỗi loài khác nhau, và thực tế, về sự biến thái của côn trùng sẽ chia thành hai loại chính: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Hình thức biến thái hoàn toàn:
Các nhà khoa học gọi côn trùng thuộc nhóm này là Holometabolous, và xác suất các loài côn trùng trên thế giới phải trải qua giai đoạn này là 88%. Biến thái hoàn toàn sẽ gồm 4 giai đoạn chính, bao gồm: trứng-ấu trùng-nhộng và con trưởng thành.
Với mỗi loài trải qua giai đoạn biến thái hoàn toàn sẽ có đặc điểm con non sẽ khác hoàn toàn với hình dạng khi chúng trưởng thành. Ở giai đoạn còn là nhộng, côn trùng sẽ dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi và chờ đợi các mô của ấu trùng được tiêu hủy hoàn toàn. Khi đã trải qua nhiều lần lột xác, côn trùng sẽ sở hữu đầy đủ cơ quan phát triển và vẻ ngoài trưởng thành.
Và ở giai đoạn trưởng thành, côn trùng có xu hướng hoạt động với tần suất lớn và tích cực tìm kiếm thực ăn và thực hiện quá trình sinh sản. Một số loài thuộc giai đoạn biến thái hoàn toàn có thể kể đến là bướm, ruồi, kiến, muỗi và ong,...
Còn đối với biến thái không hoàn toàn:
Ở giai đoạn này, côn trùng sẽ chỉ trải qua 3 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng và trưởng thành.
Tại thời điểm ấu trùng, chúng sẽ tiến hành bóc tách và thoát xác, sau đó ấu trùng sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác để gia tăng kích thước và hoàn thiện bề ngoài. Còn với những nhóm côn trùng có cánh, thì trong quá trình lột xác, cánh côn trùng cũng sẽ mọc thong qua giai đoạn này.
Ngoài ra, ấu trùng thuộc biến thái không hoàn toàn sẽ như phiên bản thu nhỏ của côn trùng sau khi lớn lên, chúng có nguồn thức ăn và hành vi hoạt động tương tự. Một số loài biến thái không hoàn toàn bạn có thể tham khảo như: Gián, mối, châu chấu và bọ ngựa,...
Vai trò của côn trùng
Với tần suất phát hiện dày đặc và ở khắp mọi nơi, côn trùng sẽ có những vai trò và đặc điểm riêng biệt.
Lợi ích của côn trùng
Đa số các loại côn trùng trên thế giới, ngày nay chúng đang hỗ trợ với chức năng làm đa dạng hệ sinh thái và góp phần tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật khác.
Bên cạnh đó, với các loại như ong, bướm,..chúng còn góp phần vào việc giúp hoa thụ phấn và tăng năng xuất cho cây trồng, hỗ trợ việc làm sáp, sản xuất mật cũng như tăng nguồn nguyên liệu cho chế tạo dược phẩm, hỗ trợ sức khỏe con người.
Tác hại của côn trùng
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mang lại, thì bên cạnh đó tác hại mà côn trùng gây ra cho đời sống môi trường cũng vô cùng to lớn.
Theo nghiên cứu cho thấy, phần lớn các loại dịch bệnh nguy hiểm đều có yếu tố xuất phát từ việc lây nhiễm và mang mầm bệnh đến từ côn trùng. Với sự xuất hiện dày đặc và trên nhiều khu vực địa lý, côn trùng đang gây ảnh hưởng không nhỏ và cản bước chân sinh hoạt của con người.
Những loại côn trùng gây hại phổ biến như gián, ruồi, muỗi, chúng có thể là một phần nguyên nhân khiến cho thức ăn con người bị ôi thiu và mang mầm bệnh, ngoài ra với khả năng sinh sản cực kỳ cao, chúng đang ngày càng sinh sôi và nhân rộng số lượng, gây nên nhiều tác hại kinh khủng hơn nữa.
Trong ngành nông nghiệp, sự có mặt của những loài như rệp, rầy, dế, đã trực tiếp ảnh hưởng đến vụ mùa và làm thất thu lương thực.
Cùng với tác hại đó, những loài như mối mọt đã khiến con người không ngừng cảm thấy lo lắng với khả năng phá hoại đáng sợ, gây biến dạng và làm hỏng kết cấu đồ gỗ như tủ, kệ,..
>>>XEM THÊM: Các Loại Côn Trùng Trong Nhà Gây Hại Cho Con Người
Chúng tôi vừa thông tin đến bạn một số kiến thức liên quan đến việc giải đáp côn trùng là gì, hy vọng đây sẽ trở thành nguồn thông tin tham khảo bổ ích dành cho bạn, mọi thắc mắc về bài viết, bạn vui lòng liên hệ Diệt Mối Tâm Phát qua hotline: 0933 28 21 31 để được giải đáp chính xác hơn bạn nhé.